Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu, dễ gặp vấn đề về như nghẹt mũi và khó thở. Vào lúc này, trẻ sẽ quấy khóc, kén ăn và đòi ôm liên tục. Đối với nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu nuôi con sẽ hoang mang khi không biết phải xử lý thế nào. Dưới đây là một số cách mà Herbal House Việt Nam nghĩ rằng cha mẹ có thể thực hiện để chữa nghẹt mũi cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và phục hồi nhanh chóng hơn.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay bị nghẹt mũi?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nghẹt mũi, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Sốt virus: Hệ miễn dịch yếu của trẻ sơ sinh dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Trẻ thường có dấu hiệu của sổ mũi, nghẹt mũi, ho, không muốn bú hoặc có sốt nhẹ, và ngủ không ngon giấc. Tình trạng này không chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh mà còn có thể xảy ra vào những ngày nắng nóng, khi trẻ tiết nhiều mồ hôi hoặc nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp.
- Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài như lông chó mèo, hóa chất trong nước hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá hoặc không khí khô cũng có thể khiến bé bị nghẹt mũi.
- Nước nhầy trong mũi: Ở một số trẻ sơ sinh, dịch nhầy chưa được hút sạch có thể gây ra hiện tượng nghẹt mũi khiến bé khó chịu và quấy khóc.
- Dị vật trong mũi: Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được những vật dụng và có thể vô tình khiến dị vật rơi vào mũi, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Nếu không phát hiện và loại bỏ kịp thời, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, bao gồm việc bé bị chảy máu mũi liên tục.
Sốt virus là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi
5 mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
- Dùng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ là một biện pháp hữu ích để chữa nghẹt mũi cho trẻ, giúp làm sạch mũi, sát khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi, từ đó giảm nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, việc nhỏ mũi còn giúp làm mềm các vẩy cứng, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, tạo điều kiện cho dịch nhầy dễ dàng được đào thải ra ngoài. Kết quả là mũi trở nên thông thoáng hơn ít nhất trong một thời gian ngắn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở.
Để rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, bạn có thể thực hiện khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và khi đi ngủ.
Cách nhỏ mũi cho trẻ như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Chờ khoảng vài phút để nước muối có thể làm sạch và làm mềm các vẩy cứng, sau đó lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng nước muối để nhỏ mũi cho trẻ quá 4 ngày liên tiếp, vì điều này có thể làm khô dịch mũi của trẻ.
Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
- Massage và xông hơi mũi
Mẹ có thể sử dụng ngón tay dặn nhẹ nhàng hai bên sống mũi của bé để chữa nghẹt mũi cho trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn. Sau đó mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Động tác này có thể kết hợp với việc xông hơi thảo dược hoặc nước muối sinh lý để tăng hiệu quả. Xông hơi cũng giúp tạo độ ẩm cho niêm mạc và hạn chế kích ứng, từ đó giúp giảm lượng dịch mũi tiết ra.
Ngoài ra, một số loại thảo dược còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, hiệu quả trong việc chữa nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
- Bổ sung độ ẩm không khí trong phòng
Độ ẩm không khí trong phòng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông, mùa khô hoặc khi trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu. Không khí quá khô có thể góp phần vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ và làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung độ ẩm cho không khí trong phòng bằng cách sử dụng máy giữ ẩm để giữ cho lỗ mũi của trẻ không bị khô và làm giảm cảm giác đau rát.
- Kê đầu cao cho trẻ khi ngủ
Khi bé ngủ, có thể dùng khen hoặc gối kê đầu cao hơn thân để giúp bé dễ thở. Ngoài ra, cách này sẽ giúp dịch mũi không chảy ngược xuống cổ họng dẫn đến tình trạng ho, viêm họng làm bé mất ngủ.
Cách phòng tránh tình trạng nghẹt mũi cho trẻ
Ngoài các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ ở phía trên, ba mẹ có thể dùng tinh dầu tắm chống cảm cho bé để ngăn ngừa các tác nhân gây cảm lạnh. Qua đó, Herbal House Việt Nam xin giới thiệu Tinh dầu tắm chống cảm – Warmie oil Bebé. Với thành phần chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên – đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, sản phẩm sẽ mang đến cho bé một lớp bảo vệ ấm áp phòng ngừa các tác nhân gây cảm lạnh, làm thông thoáng vùng mùi họng cho bé, hỗ trợ việc chữa nghẹt mũi cho trẻ.
WARMIE OIL BEBÉ chứa các thành phần từ thiên nhiên:
- Tinh dầu Zingiber officinale: Tinh dầu gừng có tác dụng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, giúp ấm cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng làm hạn chế tác nhân gây hại của vi khuẩn, hỗ trợ chữa nghẹt mũi cho trẻ.
- Tinh dầu Artemisia absinthium: Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa những tác nhân gây hại cho làn da bé. Sử dụng tinh dầu ngải cứu có tác dụng giải cảm, trừ hàn, làm ấm cơ thể.
Những điều mẹ tuyệt đối không được làm khi trẻ bị nghẹt mũi
- Hút mũi cho trẻ bằng miệng: Hành động này có thể làm cho vi khuẩn từ miệng người hút lây sang trẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
- Tự ý cho trẻ sử dụng thuốc co mạch, thuốc kháng sinh: Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc co mạch hoặc thuốc kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài các biện pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ ở trên, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ chứa các thành phần như lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, và vitamin nhóm B. Những chất dinh dưỡng này không chỉ giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho trẻ mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.
Việc cân nhắc và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phong phú sẽ giúp cơ thể trẻ có đủ năng lượng và dưỡng chất để đối phó với các bệnh lý và tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi điều chỉnh chế độ ăn của trẻ, nên thảo luận và lấy ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Những mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa dứt điểm tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy khi trẻ có biểu hiện chảy dịch mũi, nghẹt mũi, khó thở, sốt,… cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên gia chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.