Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước. Trong trường hợp không được chăm sóc đúng đắn và kịp thời, trẻ mắc thủy đậu có thể phải đối mặt với rủi ro biến chứng, di chứng, thậm chí là nhập viện và tử vong. Vì vậy, nhiều phụ huynh đặt ra những câu hỏi như: Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì? Làm thế nào để chăm sóc hiệu quả và ăn gì để hồi phục nhanh chóng?
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.
Đây là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lan truyền nhanh chóng ở cả trẻ em (đặc biệt phổ biến) và người lớn. Mùa xuân, khi thời tiết ẩm nồm, thường là thời kỳ mà bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện rõ ràng của bệnh thủy đậu thường là những đốm phồng nước trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả niêm mạc lưỡi và miệng. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh
Triệu chứng của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
Giai đoạn toàn phát
Người bệnh bắt đầu sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
Giai đoạn hồi phục
Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.
Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh khỏi?
Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, việc tuân thủ các biện pháp kiêng kỵ đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Đây là những điều cần kiêng gì để trẻ nhanh khỏi:
Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh
Đối với trẻ đang mắc phải thủy đậu, những thực phẩm này có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, tăng cường tiết nhờn ngoài da, gây nên tình trạng nhiễm trùng ngoài da nghiêm trọng hơn và khó khăn trong quá trình phục hồi. Trong trường hợp không được duy trì vệ sinh đúng cách, sự tích tụ dầu nhờn trên những vết thương đang bị nhiễm trùng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân bên ngoài môi trường khác, làm kéo dài thời gian điều trị, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng, hình thành sẹo khó lành.
Thực phẩm giòn, cứng
Nhóm thực phẩm cứng, giòn có thể gây tổn thương cho các mụn nước ở các vùng niêm mạc miệng, lưỡi, tăng nguy cơ viêm nhiễm mức độ nặng hơn và lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, khi trẻ tiêu thụ những loại thực phẩm cứng, giòn, vùng niêm mạc và da ở miệng, má, cằm, hàm, cổ… có thể chịu đựng những tác động mạnh từ cơ nhai, làm cho các phỏng rộp trên da có thể bị tổn thương, vỡ, tạo điều kiện lý tưởng cho lây lan và nhiễm trùng. Điều này làm tăng khả năng bội nhiễm và làm gia tăng rủi ro biến chứng.
Thực phẩm chứa nhiều axit
Việc tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nặng hơn đối với tình trạng phỏng rộp từ thủy đậu. Đặc biệt, những thực phẩm này có thể gây lở loét, viêm nhiễm và lan rộng sang các vùng niêm mạc lân cận như hầu họng, thanh quản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, tạo ra cảm giác đau rát, sót và ngứa ở mức độ nghiêm trọng. Thực phẩm chứa nhiều axit có thể kể đến là: nho, dứa, cà chua, trái cây, nước ép cam quýt, thực phẩm ngâm giấm…
Các loại thịt gây kích ứng
Các loại thịt động vật như thịt dê, thịt cừu, thịt chó, thịt gà và gia cầm nói chung, thịt lươn,… có chứa lượng histamin lớn, đặc biệt đối với những loài động vật đã chết, lượng chất histidine của chúng sẽ chuyển hóa thành histamin.
Histamin bình thường là dưỡng chất có lợi, nhưng khi cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều, đặc biệt là khi trẻ đang mắc thủy đậu, histamin có thể gây kích ứng mạnh, gây ngứa ngáy, sưng đỏ và nhiều phản ứng dị ứng khác.
Hải sản, thực phẩm tanh
Hải sản và nhóm thực phẩm tanh cũng chứa hàm lượng histamin cao, có thể làm tăng kích ứng da và nghiêm trọng hóa tình trạng nhiễm trùng vết thương do thủy đậu gây ra. Điều này làm cho da khó lành, dễ để lại sẹo, đặc biệt là ở những trẻ em có cơ thể non nớt, nguy cơ kích ứng và gặp các phản ứng dị ứng cao hơn.
Các thức ăn làm từ nếp
Các loại thức ăn làm từ nếp như xôi, chè, bánh chưng, bánh dày, bánh cuốn, bánh đúc, bánh giò,… có chứa hàm lượng rất cao các nhóm tinh bột, thúc đẩy và kéo dài quá trình mưng mủ, viêm nhiễm ở những người đang có vết thương như các phỏng rộp, mụn nước do thủy đậu gây ra. Từ đó làm ức chế quá trình hồi phục và lành thương tổn, khiến thời gian trẻ mắc thủy đậu kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng nặng.
Thực phẩm chứa sữa
Tuy sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, bơ, kem, phô mai,… đều là những thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nhưng đều chứa các hoạt chất xúc tác kích thích tuyến mồ hôi sản xuất dầu tự nhiên. Chất béo trong sữa cũng có thể làm da tăng sự nhờn rít trên da, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, và tăng nguy cơ bội nhiễm, biến chứng, và làm lở loét da.
Bố mẹ cần chú ý các loại thức ăn cần phải kiêng cho trẻ khi mắc bệnh thủy đậu
Trẻ nên ăn gì khi bị bệnh thủy đậu để nhanh khỏi?
Thức ăn mềm
Thức ăn mềm thường dễ nuốt và dễ tiêu hóa, giảm tác động lên các vùng da/cơ/niêm mạc tham gia vào quá trình dung nạp và tiêu hóa của trẻ, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, và không ảnh hưởng đến sức khỏe chung, giúp ức chế quá trình phục hồi của cơ thể.
Thực phẩm nhạt
Thực phẩm nhạt như cháo yến mạch, chè hạt sen, thức ăn chế biến hấp, luộc, hầm,… giúp cơ thể dễ hấp thụ, hạn chế dư lượng gia vị không cần thiết, giảm thiểu tình trạng kích ứng, tăng tiết mồ hôi, và giảm viêm nhiễm trên các vết thương.
Trái cây và rau củ không chứa axit
Trái cây và rau củ không chứa axit, như dưa hấu, táo, chuối, dưa gang, quả mọng, dưa leo, bông cải xanh, rau chân vịt,… đều là những lựa chọn tốt, giàu vitamin và dưỡng chất có lợi, dễ ăn, dễ nuốt, không gây kích ứng da, rất có ích trong quá trình điều trị và phục hồi thủy đậu ở trẻ em.
Trẻ nên ăn nhiều trái cây và rau củ không chứa axit khi mắc bệnh thủy đậu
Mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu an toàn
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần được thực hiện cẩn thận và an toàn. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để giúp trẻ nhanh khỏi và giảm nguy cơ biến chứng:
Một số cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh thủy đậu
- Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống của trẻ sạch sẽ: Đảm bảo trẻ tắm sạch hàng ngày, thay quần áo sạch và giữ môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ.
- Bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ: Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cơ thể đối phó với bệnh tình.
- Cho trẻ dùng đồ dùng riêng: Hạn chế sự chia sẻ đồ dùng cá nhân như khăn, đồ chơi để tránh lây nhiễm.
- Dùng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ: Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn.
- Dùng nghệ để trị thâm và ngừa sẹo cho trẻ: Nghệ có tính chất chống vi khuẩn và làm dịu da, có thể sử dụng để trị thâm và ngăn chặn sự hình thành sẹo.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Nước giúp duy trì độ ẩm cho làn da và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi và đối phó với bệnh thủy đậu.
Sản phẩm giúp săn se mụn nước khi mắc bệnh thủy đậu
Ngoài ra, Herbal House xin giới thiệu sản phẩm CAO TẮM MỘC MỘC và RASIE BEBÉ. cả hai sản phẩm đều chứa thành phần chính là Kim Ngân Hoa, Long Đởm thảo được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả Chống viêm, Kháng khuẩn, Kháng nấm, Chống dị ứng trên da rất tốt.
RASIE BEBÉ giúp săn se mụn nước
CAO TẮM MỘC MỘC giúp săn se mụn nước
Nhờ các tác dụng trên mà CAO TẮM MỘC MỘC và RASIE BEBÉ giải quyết được các triệu sẩn đỏ, mụn nhọt, mẩn ngứa trên da của bé. Săn se mụn nước trong các trường hợp Thủy đậu, Viêm da cơ địa, Viêm da tiếp xúc, Chàm sữa,… và ngăn ngừa các bội nhiễm trên da của bé.
Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về chế độ ăn của trẻ khi mắc bệnh thủy đậu. Mặc dù đa số trẻ chỉ mắc bệnh này một lần trong đời, nhưng vẫn có trường hợp tái nhiễm với mức độ nguy cơ cao hơn. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã khỏi hoàn toàn từ bệnh thủy đậu, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẫn là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.