Trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là trong những thời điểm chuyển mùa, khi thời tiết trở lạnh hoặc khi trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Các biến chứng của bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nghiêm trọng hơn so với trẻ lớn. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên đòi hỏi cha mẹ phải chú ý đặc biệt. Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể can thiệp kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để giúp trẻ sớm bình phục.
Thế nào là bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ?
Hệ hô hấp trong cơ thể con người được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy đây là bộ phận dễ chịu sự ảnh hưởng từ mọi điều kiện bất lợi từ môi trường bên ngoài như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc…
Khi tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ xâm nhập vào sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của cảm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Các bệnh này gọi chung là viêm đường hô hấp trên.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu và đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc không được bú mẹ do các lý do đặc biệt như mẹ đang điều trị hóa trị ung thư hoặc bị lao tiến triển, hoặc do mẹ không có sữa. Tình trạng này làm cho trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm virus gây bệnh hô hấp, thường được biết đến như cảm lạnh, do hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ phát triển để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đường hô hấp trên bao gồm xoang mũi, tai, hầu và họng
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có những dấu hiệu nào?
Triệu chứng chủ yếu khi bị viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là sốt nhẹ (khoảng 38,50C), ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè, quấy khóc, bỏ bú…
Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng của viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến viêm phổi. Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng, có trẻ có sốt nhưng cũng có trẻ không có sốt, thậm chí thân nhiệt lại hạ, do đó nhiều bậc cha mẹ có thể chủ quan và không nhận ra dấu hiệu này cho đến khi trẻ đã bị viêm phổi. Khi thấy trẻ biếng ăn, bú yếu, quấy khóc, da xanh, thở không đều, cánh mũi phập phồng, lõm kẽ liên sườn… thì bệnh đã nặng.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của viêm đường hô hấp trên ở trẻ mà phương pháp chăm sóc và điều trị sẽ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Nếu chỉ có các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, sổ mũi, chỉ viêm nhẹ đường hô hấp trên, có thể cho trẻ nhấp ít mật ong hoặc nước quất hấp đường kính.
- Mức độ vừa: Nếu trẻ có các triệu chứng như ho, sốt, thở nhanh, cần đưa trẻ đến trạm y tế khám bệnh và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mức độ nặng: Nếu triệu chứng bao gồm ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực, trẻ cần đến trạm y tế để được theo dõi và điều trị.
- Mức độ rất nặng: Nếu trẻ có triệu chứng như ho, thở nhanh, co rút lồng ngực và tím tái, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để hồi sức cấp cứu.
Sốt là triệu chứng chủ yếu của viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Các nguyên gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Trong không khí, có hơn 200 loại virus đang lưu hành, là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh. Đa số các chủng virus này thường xuất hiện vào mùa thu – đông, và khi trẻ bị nhiễm, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra miễn dịch thụ động, giúp trẻ tăng cường đề kháng ở các lần nhiễm sau.
Các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể tồn tại ở mọi nơi trong không khí và dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc dịch tiết từ người này sang người khác. Khi một người nhiễm virus, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh, vi khuẩn có thể được truyền qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc dịch tiết mũi. Đặc biệt, virus cũng có thể tồn tại lâu trên các bề mặt như bàn, cửa, sàn nhà, và đồ chơi. Do đó, nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ mắc bệnh hoặc chăm sóc trẻ với đôi bàn tay nhiễm virus, có thể lây nhiễm cho trẻ.
Sữa mẹ chứa kháng thể IgG, enzyme, và nhiều dưỡng chất khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Đây được coi là hàng rào bảo vệ giúp trẻ tránh được các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ và nhiễm khuẩn.
Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp trên trẻ sơ sinh
Ba mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở bé?
Để giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường hô hấp trên ở trẻ, phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây:
- Sắp xếp phòng ở: Đảm bảo phòng của bé được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức khoảng 25 – 26 độ C và tắt máy lạnh trước khi bé rời khỏi phòng ít nhất 30 phút để tránh chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Kiểm tra nhiệt độ phòng bằng cách sờ sau gáy và lưng bé. Nếu bé không toát mồ hôi và ngủ ngon, tức là nhiệt độ phòng phù hợp.
- Dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé bằng cách cho bé bú đủ bữa trong ngày và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và DHA dễ tiêu hóa. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, đảm bảo thực đơn cân đối để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng.
- Chăm sóc mũi: Vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé bằng các sản phẩm từ nước biển sâu. Tránh sử dụng các loại nước theo truyền miệng như nước ép tỏi, hành vì có thể gây bỏng niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp.
- Để phòng tránh các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé. Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… để hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng và giúp bé ít mắc bệnh và vấn đề tiêu hóa.
Ngoài các cách trên, Herbal House Việt Nam xin giới thiệu Tinh dầu tắm chống cảm – Warmie oil Bebé. Với thành phần chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên – đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, sản phẩm sẽ mang đến cho bé một lớp bảo vệ ấm áp phòng ngừa các tác nhân gây cảm lạnh, các tác nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ, làm thông thoáng vùng mùi họng cho bé.
WARMIE OIL BEBÉ chứa các thành phần từ thiên nhiên:
– Tinh dầu Zingiber officinale: Tinh dầu gừng có tác dụng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, giúp ấm cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng làm hạn chế tác nhân gây hại của vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.
– Tinh dầu Artemisia absinthium: Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa những tác nhân gây hại cho làn da bé. Sử dụng tinh dầu ngải cứu có tác dụng giải cảm, trừ hàn, làm ấm cơ thể.
Sản phẩm giúp bảo vệ, làm ấm cơ thể của bé, hạn chế tác nhân gây cảm lạnh cho bé sau khi tắm, dùng khi tắm giúp xông mũi họng, làm thông thoáng mũi xoang, ngăn ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ.