Kim ngân hoa không chỉ là loài hoa được trồng để làm cảnh tại nhiều gia đình ở Việt Nam với vẻ đẹp rực rỡ và hương thơm dễ chịu, mà còn là một loại thảo dược quý trong Đông y. Loài hoa này có nhiều tác dụng trong việc chữa trị nhọt độc, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm mũi, tiêu độc, mụn nhọt, viêm mũi dị ứng, và thấp khớp.
Cây kim ngân hoa dược liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Kim ngân (Hoa và Cuống).
Tên khác: Kim ngân hoa; nhẫn đông; song bào hoa; nhị hoa; kim đằng.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
Cây kim ngân hoa
Đặc điểm tự nhiên
Cây kim ngân hoa hay còn được gọi là nhẫn đông, họ kim ngân, là một loại cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ sau nhẵn và màu hơi đỏ có vân. Lá cây kim ngân hoa dược liệu mọc đối, hình mũi mác, cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá thành xim hai hoa.
Hoa của cây kim ngân ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Trên cùng một cành cây, bạn có thể thấy cả hoa màu vàng và hoa màu trắng, vì vậy loài cây này được gọi là kim ngân hoa, với “kim” đề cập đến màu vàng và “ngân” đề cập đến màu bạc. Quả của cây có hình dạng hình cầu và màu đen. Nhẫn đông thường được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Giang, và Quảng Ninh… Hiện nay, ngoài việc mọc hoang dại, nhẫn đông cũng được trồng ở nhiều nơi để sử dụng làm nguyên liệu cho thuốc.
Tác dụng của cây kim ngân hoa
Những thành phần dược lý
Khi sử dụng cây kim ngân hoa với tính chất cầm máu thì cần được sao vàng sém cạnh. Hoa kim ngân có chứa các thành phần bao gồm:
Flavonoid: luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin,…
Tinh dầu: trong đó có geraniol, α – pinen, α – terpineol, eugenol, hex -1 -en, axit chlorogenic, linalol,…
Kim ngân hoa có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền:
- Kim ngân có vị cam, hàn, không độc, quy kinh Tâm, Phế, Vị và Tỳ. Nó được biết đến với các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và chống dị ứng.
- Theo kinh nghiệm dân gian, cây kim ngân thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai và rôm sảy. Ngoài ra, nó cũng có thể được chế biến thành trà uống để điều trị ho, phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt và làm dịu cảm giác ngứa rôm sảy.
Cây kim ngân thường được sử dụng để chữa mụn nhọt
Theo Tây y:
- Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu này có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc từ kim ngân hoa có thể ức chế hiệu quả tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn và trùng lỵ Shiga. So với các dạng bào chế khác, nước sắc từ kim ngân hoa thường cho hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn.
- Tác dụng trên đường huyết: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc từ hoa kim ngân có thể làm tăng lượng đường huyết. Hiệu ứng này kéo dài từ 5 đến 6 giờ sau khi uống ở thỏ.
- Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Nước sắc từ hoa kim ngân cũng có tác dụng ngăn chặn hiện tượng choáng phản vệ trên chuột lang.
Các bài thuốc từ kim ngân hoa
Chữa mẩn ngứa và một số trường hợp bị dị ứng
Dùng 6 – 12g hoa kim ngân cho vào 100ml nước sắc đến khi còn lại 10 ml thì cho thêm đường vào tạo vị ngọt sau đó đem uống hoặc cho vào lọ kín rồi hấp tiệt trùng và bảo quản để dùng lâu dài.
Liều lượng sử dụng bài thuốc này sẽ có sự khác nhau theo độ tuổi:
– Người lớn: 2 – 4 ống/ngày.
– Trẻ nhỏ: 1 – 2 ống/ngày.
Hiện nay, Herbal House Việt Nam cung cấp Gel tắm ngừa viêm da Rasie BEBÉ có thành phần chính từ cây kim ngân hoa có tác dụng: chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng rất tốt khi sử dụng ngoài da trong các trường hợp mẩn ngứa, mụn nhọt, chảy dịch tiết, mụn viêm, mề đay,…đặc biệt an toàn khi sử dụng cho trẻ.
Ngoài làm sạch da, sản phẩm còn giúp da bé được mềm mại, làm dịu da, tích hợp khả năng làm sạch vi khuẩn sẽ giúp bé tránh được các vấn đề sức khoẻ do vi khuẩn, do viêm da gây ra và ngăn ngừa vi khuẩn bội nhiễm. ĐẶC BIỆT sản phẩm không chứa xà phòng dùng được với da khô, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, da chết nhiều và mẩn ngứa nặng
Chữa bệnh viêm gan mạn
Đối với người bị viêm gan mạn cần dùng 20g nhân trần; 16g hoa kim ngân cùng 12g từng vị: mộc thông, đại phúc bì, hoạt thạch, hoàng cầm; 8g từng vị: đậu khấu, trư linh, phục linh; 4g cam thảo. Tất cả dược liệu đã được chuẩn bị đem sắc uống 1 thang/ngày.
Chữa mụn nhọt
Dược liệu cho bài thuốc chữa mụn nhọt cần có 20g kim ngân; 16g bồ công anh; 12g từng vị: hoàng cầm, liên kiều, gai bồ kết; 8g bối mẫu; 6g trần bì; 4g cam thảo. Khi đã chuẩn bị đầy đủ dược liệu hãy đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa tiêu chảy
Để chữa bệnh tiêu chảy bạn cần có 5g hoa và 12g cành lá của cây kim ngân sau đó cho vào nồi cùng 100ml và đem nấu cho đến khi chỉ còn khoảng 10 – 20ml nước thì tắt bếp và để nguội rồi chắt nước uống. Nước sắc được chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm vì dễ gặp tác dụng phụ.
Chữa bệnh viêm gan mạn
Đối với người bị viêm gan mạn cần dùng 20g nhân trần; 16g kim ngân cùng 12g từng vị: mộc thông, đại phúc bì, hoạt thạch, hoàng cầm; 8g từng vị: đậu khấu, trư linh, phục linh; 4g cam thảo. Tất cả dược liệu đã được chuẩn bị đem sắc uống 1 thang/ngày.
Khi sử dụng kim ngân hoa cần lưu ý điều gì?
Khi sử dụng kim ngân hoa để điều trị bệnh, cần lưu ý các điều sau:
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Việc sử dụng kim ngân có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh qua sự tiếp xúc với chất liệu dược liệu này.
- Lưu ý khi sắc nước: Nên sắc bỏ lần nước đầu tiên và sắc thật kỹ, sau đó lấy nước thứ hai để uống. Điều này giúp loại bỏ chất saponin có trong kim ngân hoa, có thể làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Thận trọng khi sử dụng cùng các loại thuốc: Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này, để đảm bảo rằng không có tương tác không mong muốn giữa các loại thuốc.
Dược liệu kim ngân hoa có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần được sử dụng một cách cẩn thận và hiểu biết. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho sức khỏe của mình.