Trong quá trình mang thai, sự tăng cao của nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu làm thay đổi môi trường pH ở âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn. Khoảng 10-20% phụ nữ gặp viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho mẹ bầu mà còn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Thế nào là viêm nhiễm âm đạo?
Viêm nhiễm âm đạo là hiện tượng phát triển của các loại nấm và vi khuẩn trong vùng âm đạo của phụ nữ, gây ra các triệu chứng như ngứa, nóng rát, khí hư có màu bất thường và mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, có thể xuất hiện cảm giác đau buốt khi đi tiểu và nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Khi mang thai nội tiết thay đổi, pH của âm đạo phụ nữ mang thai, đồng thời âm đạo của phụ nữ cũng tăng tiết dịch nhiều tạo môi trường cho vi khuẩn dễ phát triển. Vì vậy phụ nữ dễ bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai.
Có khoảng 10-20% tỉ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
- Viêm nhiễm nấm Candida
Viêm nhiễm nấm Candida thường xảy ra khi các vi nấm này sinh sôi trong âm đạo. Ban đầu, chúng hoàn toàn vô hại khi môi trường đạt được sự cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, sự biến động đột ngột của nội tiết tố làm thay đổi độ pH của âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida khi mang thai thường khá dễ dàng, nhưng bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Trong trường hợp mẹ bầu mắc viêm nhiễm âm đạo khi mang thai mà không được điều trị triệt để, nấm có thể lây vào niêm mạc miệng của trẻ khi sinh qua đường âm đạo, gây ra hiện tượng đen miệng hoặc viêm da do nấm ở trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể mắc suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, suy giảm hệ miễn dịch, và có thể phát triển viêm phổi do nấm. Vì vậy, việc điều trị bệnh triệt để trước khi sinh con là rất quan trọng để tránh lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh.
- Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)
Bệnh viêm phần phụ do vi khuẩn là một trong những bệnh phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai, với một tỷ lệ khoảng mỗi năm có một người bị nhiễm. Bệnh này xuất phát khi các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo phát triển quá mức trong thai kỳ, chủ yếu do ảnh hưởng của sự biến đổi hormone. Triệu chứng của bệnh thường dễ nhận biết như: tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám và có mùi hôi tanh.
Bệnh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai do nhóm vi khuẩn này thường liên quan đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã phát triển, tăng nguy cơ sinh non gấp hai lần so với phụ nữ không mắc bệnh, thai nhi có thể sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân, cũng như viêm màng tử cung sau khi sinh qua đường âm đạo hoặc sinh mổ. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở vùng kín và cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
- Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn
Lậu cầu khuẩn cũng được xác định là một nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, và có mức độ nguy hiểm cao. Khi bệnh kéo dài, người mẹ có thể trải qua các triệu chứng như tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau ở vùng bụng dưới.
Bệnh phụ khoa do lậu cầu khuẩn gây ra, nếu không được điều trị triệt để, có thể gây ra hậu quả xấu cho thai nhi: nguy cơ sinh non tăng lên 8%, có thể gây viêm màng ối, vỡ ối, hoặc trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Ngoài ra, vi khuẩn lậu có khả năng lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường qua đường âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết trong đường sinh dục của người mẹ có thể xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ.
Nấm Candida là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi bằng các cách sau:
- Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn có thể gây ra chuyển dạ sinh non.
- Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
- Chlamydia, một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo, có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi cho thai nhi.
- Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non và có thể lây nhiễm cho thai nhi khi đi qua âm đạo của mẹ, gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
- Vi khuẩn nhóm B Streptococcus có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh và thậm chí gây tử vong.
- Những điều này cho thấy việc phòng tránh và điều trị viêm âm đạo khi mang thai là rất quan trọng để bảo vệ cả thai phụ và thai nhi.
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm
Khi mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo thì cần làm gì?
Khi mẹ nghi ngờ mình bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, việc đầu tiên cần làm là đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài việc sử dụng thuốc, mẹ bầu cũng nên thực hiện những biện pháp hạn chế viêm nhiễm âm đạo khi mang thai sau đây:
- Không nên chịu đựng sự ngứa vùng kín mà nên sử dụng thuốc chữa bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Chọn đồ lót rộng rãi và thoáng khí, ưu tiên chất liệu cotton.
- Giảm số lần quan hệ tình dục và thực hiện vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ.
- Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Bổ sung vào chế độ ăn uống các sản phẩm sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời, nếu có thể, nên là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Cách phòng tránh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Để giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:
- Quan hệ tình dục một vợ một chồng để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Không dùng chung đồ lót với người khác và luôn chọn quần lót rộng, thoáng khí.
- Sử dụng băng vệ sinh chỉ vào những ngày đầu và cuối kinh nguyệt, tránh sử dụng thường xuyên.
- Luôn lau cơ quan sinh dục hậu môn từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh.
- Tắm ngay sau khi bơi để loại bỏ ẩm ướt, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
- Tránh thụt rửa âm đạo và không sử dụng các dung dịch vệ sinh có chứa hương liệu hoặc chất tẩy rửa mạnh.
- Không sử dụng các chất xịt thơm vùng kín như nước hoa.
- Hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn uống vì đường có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
- Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Nghỉ ngơi đủ giấc để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng dễ dàng hơn.
Ngoài các cách trên, Herbal House xin giới thiệu bộ sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu trong suốt thời kỳ mang thai.
Mélissa chứa các thành phần bao gồm:
- Tinh chất cây liễu trắng (Salix alba extract), Tinh dầu Cúc La Mã (Matricaria chamomilla extract), Cây móng tay (Lawsonia inermis extract); Hoàng bá (Phellodendron amurense extract) giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo khi mang thai, hỗ trợ giảm viêm nhiễm, nấm ngứa,….
- Ngoài ra Lá mỏ quạ, Cây Móng tay giúp hỗ trợ săn se niêm mạc, nhanh lành vết tổn thương tại niêm mạc tầng sinh môn.
Dung dịch vệ sinh Mịn chứa các thành phần bao gồm:
- Tinh chất đu đủ, dầu dừa tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm
- Hoạt chất dưỡng ẩm Propylen Glycol,….
- Axit hữu cơ tạo màng bảo vệ da Lactic Acid
- Và một số phụ liệu khác như: Aqua, Dicaprylyl Ether & Decyl Glucoside & Glyceryl Oleate, Papaya hydroglycolic extract, Fragrance.
Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm nhiễm âm đạo khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu có biểu hiện đau, ngứa rát,… vùng âm đạo, nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa, Herbal House Việt Nam khuyên mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.